Trang Trí Gia Tiên

LONG PHỤNG MIỀN NAM VÀ MIỀN BẮC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Long phụng mâm quả ngày cưới sính lễ trang trọng trong ngày cưới hỏi, long phụng biểu tượng cho cặp đôi uyên ương và mang ý nghĩa bền vững. Thông qua sính lễ sẽ hiểu được sự trân trọng của nhà trai đối với nhà gái như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về long phụ và mâm quả trong ngày cưới hỏi quan trọng như thế nào? 

1. Long phụng mâm quả ngày cưới hỏi là gì?

Long phụng mâm quả ngày cưới hỏi là biểu tượng cho sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. 

Long phụng là hình ảnh rồng và phượng được kết hợp với nhau, biểu tượng cho sự may mắn, sung túc, hạnh phúc và trường thọ trong văn hóa Việt Nam. Trong ngày cưới hỏi, hình ảnh long phụng thường được sử dụng để trang trí mâm quả và trang trí cổng cưới. 

Long phụng mâm quả cưới là được trang trí trên mâm quả, thể hiện mong muốn về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn cho cặp đôi. 

          

2. Ý nghĩa của long phụng mâm quả ngày cưới hỏi? 

Rồng là một trong tứ linh được xem là biểu tượng may mắn, sức mạnh, quyền lực, sự uy nghi. Theo dân gian, mọi người hay nôm na rằng: “ Rồng được cho là có khả năng hô mưa gọi gió, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống sung túc”

Phượng hay còn gọi là Phụng Hoàng cũng một trong tứ linh, đại diện cho vẻ đẹp, sự cao quý, đức hạnh và tái sinh. Phượng được cho là  biểu tượng cho sự hồi phục và vươn lên đến đỉnh cao của thành công và thịnh vượng.
Sự kết hợp của rồng và phượng mang đến biểu tượng kết nối âm dương, tượng trưng cho vợ chồng hòa thuận, sung túc. Hình ảnh Long Phụng đã xuất hiện từ rất lâu trong phong tục và nét truyền thống của Việt Nam thể hiện sự mong muốn về một cuộc sống bình an và mang ý nghĩa cho sự phát triển tài lộc.
Thông thường đám cưới miền Nam hay miền Tây sẽ thích kiểu trang trí cổng cưới hay mâm quả có hình ảnh Long Phụng. 

3. Trang trí long phụng ở vị trí nào trong mâm quả cưới?

Trang trí long phụng trong mâm quả cưới tùy vào phong tục của từng địa phương. Số lượng tráp thì tùy vào mỗi gia đình thông thường thì sẽ khoảng 5 đến 7 tráp thì sẽ lựa chọn ra 2 tráp là tráp trái cây và tráp trầu cau để kết rồng và phụng.
Về vị trí kết rồng phụng thì sẽ có vị trí sau đây:
+ Vị trí đỉnh đầu:
Đây là vị trí nổi bật và trang trọng nhất và chính vì thế cũng sẽ phải đòi hỏi về sự cầu kỳ, sự kết hợp của loại hoa quả để có thể tạo hình long phụng mâm quả. Vị trí này thì đa số gia đình lựa chọn cặp long phụng to nhất tượng trưng cho sự tôn quý đồng thời thể hiện sự trân trọng và mong muốn từ nhà trai đến nhà gái. Vị trí đặt long phụng mâm quả cưới thì rồng đặt bên trái và phụng đặt bên phải. 

Ngoài trang trí mâm quả thì Long Phụng cũng được kết hợp khi trang trí cổng cưới, với kiểu trang trí cổng cưới thường phổ biến tại các tỉnh miền Tây và mọi người quan niệm rằng trang trí Long Phụng sẽ mang tới nhiều sự sung túc tài lộc và viên mãn cho đôi uyên ương. 

4. Sự khác nhau của long phụng mâm quả ngày cưới giữa miền Nam và miền Bắc?

  • Long phụng mâm quả ngày cưới miền Nam 

Đối với miền Nam thì theo quan niệm luôn dùng số chẵn để chắc chắn mang lại sự sung túc, may mắn. Số lượng mâm quả thường thấy là 4,6,8 mâm và tùy vào gia đình cũng như điều kiện kinh tế của nhà trai sẽ có gia đình lên tới 10 hoặc 10 mâm.
Các số lượng tráp, số lượng bên trong tráp và các món trang trí trên bàn hai họ tất cả đều là số chẵn hiển nhiên là đi theo 1 cặp. 

Về loại mâm quả tại miền Nam thì sẽ có:
+ Mâm trầu cau: “Miếng trầu làm đầu câu chuyện”  – trầu cau tượng trưng cho sự chung thủy trong tình yêu và cũng là nét truyền thống của Việt Nam 

+ Mâm trà rượu: Trà và rượu là hai món đồ uống truyền thống ở Việt Nam mang đến ý nghĩa tôn kính. Khi dâng trà và rượu lên bàn thờ gia tiên trong quá trình diễn ra nghi thức thể hiện sự biết ơn đồng thời ra mắt đối phương với tổ tiên, ông bà. Để xin phép và chứng giám cho cuộc hôn nhân bền vững hạnh phúc 

+ Mâm bánh cưới: Có rất nhiều loại bánh được sử dụng trong mâm quả cưới tùy vào mỗi gia đình sẽ lựa chọn mâm bánh cưới phù hợp. Các mâm bánh cưới phổ biến là bánh phu thê, bánh kem,.. và mỗi loại sẽ có ý nghĩa khác nhau 

+ Mâm trái cây: trái cây trong mâm quả cưới là một phần không thể thiếu mang ý nghĩa mong cho tình yêu. Và mỗi loại trái cây sẽ mang đến màu sắc khác nhau để tạo nên mâm trái cây đẹp và ấn tượng. 

Về trang trí cho mâm trái cây thì đính kết rồng phượng làm cho ngày cưới hỏi trở nên hoành tráng và ý nghĩa hơn. Hình ảnh rồng và phượng tượng trưng cho con trai con gái với cầu mong mọi sự sung túc và hạnh phúc. 

+ Mâm gà – xôi – heo quay: Xôi dùng trong mâm cưới là xôi gấc có màu đỏ cam với ý nghĩa chung nghĩa, son sắt của tình nghĩa vợ chồng. Xôi hay đi với gà luộc ngụ ý “gà đẻ trứng vàng” mang đến sự sung túc. Heo quay trong mâm cưới với mong muốn cặp đôi sớm sanh quý tử. 

 

  • Long phụng mâm quả ngày cưới miền Bắc

Với mâm cưới theo phong tục của người miền Bắc thì số lượng tráp sẽ là số lẻ, bao gồm từ 3 đến 11 tráp, số lượng mâm quả sẽ dựa trên khả năng tài chính và sự thỏa thuận giữa gia đình trai và gia đình gái. Số lượng mâm quả phổ biến là 7 hoặc 9 tráp. Theo quan niệm miền Bắc là số lượng mâm quả lẻ nhưng các vật phẩm vẫn số chẵn sẽ mang lại may mắn và điều tốt lành trong tâm lý người miền Bắc. 

Mâm quả cưới tại miền Bắc chủ yếu là:
+ Mâm trầu cau: Trầu cau là nét văn hóa truyền thống ở Việt Nam dù cho bây giờ ít được sử dụng nhưng trong phong tục ngày cưới vẫn được giữ gìn bởi vì ‘Miếng Trầu Là Đầu Câu Chuyện” để khởi đầu cho câu chuyện cưới và mang ý nghĩa sắt son chung thủy. 

+ Mâm trà rượu: Với phong tục miền bắc thì “Khách đến nhà không trà thì rượu”  thể hiện sự quan trọng của hai thức uống truyền thống trong việc đón tiếp khách. Ngoài ra, trà và rượu khi dâng lên bàn thờ gia tiên thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo đồng thời cũng là xin phép tổ tiên, ông bà tác duyên phù hộ cho đám cưới diễn ra trọn vẹn, hạnh phúc nhất. 

+ Mâm bánh cốm: bánh cốm là loại bánh thường sẽ được sử dụng nhiều hơn so với bánh phu thê hay bánh kem ở miền Nam. Đây là loại bánh đặc trưng ở miền bắc với các nhân như đậu xanh, mứt bí, mứt sen. 

+ Mâm mứt hạt sen: tùy vào mỗi gia đình lựa chọn thì trong ngày cưới thường xuất hiện mâm mứt hạt sen. Đây là một đặc sản của miền Bắc,  không phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Mứt hạt sen mang ý nghĩa của sự dịu dàng và ngọt ngào, đại diện cho tình cảm nồng thắm và sâu đậm giữa vợ chồng.

+ Mâm trái cây: Tùy vào mỗi miền đa số sẽ chọn những loại trái cây đặc trưng tại nơi đó để chuẩn bị mâm quả cưới. Mâm trái cây không chỉ là biểu tượng mà nó là phần không thể thiếu trong sính lễ của hầu hết tất cả các miền. Để mâm trái cây đẹp và ấn tượng thì thường sẽ tránh những loại quả có hình dáng không đẹp, lựa chọn những quả có màu sắc khi kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa. 

Trái cây thường có trong mâm quả ở miền Bắc là cam, táo, lê,.. và người bắc cũng thích kết rồng và phụng trong mâm trái cây mang đến ý nghĩa bền vững, sung túc. 

+ Mâm heo quay: Heo quay nguyên con đóng vai trò quan trọng trong các lễ cưới, được coi là một trong những biểu tượng trang trọng và thu hút nhất. 

5. Chi phí cho long phụng mâm quả ngày cưới của mỗi vùng miền

Việc đưa ra con số cụ thể cho chi phí long phụng mâm quả là rất khó, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số thông tin sau:

  • Mâm quả đơn giản: Có thể dao động từ vài trăm nghìn đồng/mâm.
  • Mâm quả cao cấp: Có thể lên đến triệu đồng/mâm.
  • Gói dịch vụ trọn gói: Thường có giá từ vài chục triệu đồng, tùy thuộc vào số lượng mâm và các dịch vụ đi kèm.

6. Kết luận 

Với bài viết trên, Song Anh tin rằng bạn cũng có thể hiểu sơ qua các loại mâm quả phù hợp cho ngày cưới của mình.

𝐒𝐎𝐍𝐆 𝐀𝐍𝐇 𝐖𝐄𝐃𝐃𝐈𝐍𝐆 & 𝐄𝐕𝐄𝐍𝐓𝐒 𝐏𝐋𝐀𝐍𝐍𝐄𝐑
Trang Trí Trọn Gói Dịch Vụ Gia Tiên _ Mâm Quả _ Sảnh Cưới
🏡 Chi nhánh 1: 86 An Nhơn, P17, Gò Vấp, HCM
📞 Điện thoại: 0909.37.18.77 – 0937.00.33.95

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *